Ngành Việt Nam học
Ngành Việt Nam học
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu một cách sâu rộng và toàn diện những đặc điểm chung và riêng về đất nước và con người Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lí, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học,... Qua đó, góp phần quan trọng trong việc xây dựng Việt Nam phát triển vững mạnh trên con đường hội nhập quốc tế.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ lí luận và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; đảm đương tốt các vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa - du lịch, truyền thông, giao lưu và hợp tác quốc tế; đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra của nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Cụ thể:
- Có kiến thức sâu rộng và hệ thống về khoa học xã hội và nhân văn nói chung, các lĩnh vực về Việt Nam học nói riêng.
- Có kĩ năng phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực du lịch, truyền thông và giao lưu, hợp tác quốc tế của Việt Nam.
- Có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với xã hội.
Chương tình đào tạo
Môn cơ sở
- Các tôn giáo Việt Nam
- Địa lý Việt Nam
- Văn hóa Việt Nam
- Các dân tộc Việt Nam
- Ngôn ngữ Việt Nam
- Văn học Việt Nam
- Lịch sử Việt Nam
- Hệ thống chính trị Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam
Môn chuyên ngành
Văn hóa - Truyền thông báo chí
- Đặc trưng văn hóa vùng miền Việt Nam
- Văn hóa ứng xử của người Việt
- Văn bản Hán Nôm Việt Nam
- Cơ sở truyền thông báo chí
- Nghiệp vụ báo chí - xuất bản
- Đại cương quảng cáo
Du lịch
- Nhập môn du lịch
- Bản đồ du lịch
- Địa lý du lịch
- Điểm tuyến du lịch Việt Nam
- Nghiệp vụ lữ hành & Hướng dẫn du lịch
Môn tự chọn
- Quảng bá xúc tiến du lịch
- Văn hóa du lịch
- Phát triển du lịch bền vững
- Sự kiện và tổ chức sự kiện
- Sản xuất chương trình phát thanh truyền hình
Sự nghiệp tương lai
Sinh viên tốt nghiệp từ CTĐT ngành Việt Nam học có thể:
- Làm việc ở các cơ quan, tổ chức liên quan đến du lịch trong và ngoài nước.
- Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền thông.
- Làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến những vấn đề Việt Nam học.
- Nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, lịch sử, văn học, tiếng Việt,…ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.