Ngành Kinh tế quốc tế
Ngành Kinh tế quốc tế
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam áp dụng các chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, do đó thúc đẩy các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế ở Việt Nam với các quốc gia khác. Chính vì vậy, nguồn nhân lực có kiến thức, hiểu biết và chuyên môn cao về lĩnh vực kinh tế quốc tế này là vô cùng cần thiết.
Kinh tế quốc tế là ngành học được Đại học Thăng Long đưa vào đào tạo từ năm học 2020-2021.Chương trình của ngành được Đại học Thăng Long xây dựng dựa trên sự kế thừa từ chương trình đào tạo của các Trường Đại học uy tín trong nước và ngoài nước. Sự ra đời của ngành học góp phần thực hiện sứ mạng của Trường Đại học Thăng Long là “cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước”.
Mục tiêu đào tạo
- Nắm vững kiến thức cơ bản và có hệ thống về kinh tế, quản lý; có kiến thức chuyên sâu về Kinh tế quốc tế;
- Có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề ở cấp cơ sở trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và quản trị kinh doanh quốc tế;
- Có tư duy nghiên cứu độc lập và có năng lực làm việc theo nhóm; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc.
Chương trình đào tạo
Môn cơ sở
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế
- Đại số tuyến tính, giải tích và ứng dụng trong kinh tế
- Xác suất thống kê ứng dụng
- Ứng dụng Excel
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Các phương pháp phân tích định lượng trong kinh tế
- Tài chính tiền tệ căn bản
- Tài chính doanh nghiệp
- Nguyên lý kế toán
- Quản trị học đại cương
- Marketing căn bản
Môn chuyên ngành
- Kinh tế vĩ mô nâng cao
- Kinh tế quốc tế 1
- Kinh tế quốc tế 2
- Kinh tế thế giới
- Tài chính quốc tế 1
- Tài chính quốc tế 2
- Đầu tư quốc tế
- Đàm phán kinh doanh quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
Môn tự chọn
- Quản trị chiến lược
- Chính sách quản lý công ty đa quốc gia
- Tài trợ thương mại quốc tế
- Nhập môn Logistics quốc tế
- Kinh tế học tăng trưởng
- Phương pháp thực chứng trong kinh tế quốc tế
- Khởi sự kinh doanh
- Kinh tế phát triển
- Đầu tư chứng khoán
- Chính sách kinh tế đối ngoại
- Kinh tế các nước Asean
- Nguyên lý cơ bản về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
- Marketing quốc tế
- Quản trị chuỗi cung ứng
Sự nghiệp tương lai
Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Kinh tế quốc tế có khả năng đảm nhiệm các vị trí:
- Nhân viên và chuyên viên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: làm việc trong lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước khác cụ thể như thực hiện giao dịch, đàm phán với đối tác để kí kết hợp đồng; xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu; dịch tài liệu và soạn thảo hợp đồng tiếng Anh.
- Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế: tham gia xây dựng và triển khai các mô hình theo dõi hoạt động tài chính quốc tế; phân tích số liệu thị trường; đánh giá tính hiệu quả của mô hình và đề xuất thay đổi cách vận hành.
- Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế: nghiên cứu, quan sát tình hình kinh tế cũng như sự thay đổi về chính sách, cơ cấu của các nước và tư vấn cho các nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư tại đâu.
- Chuyên gia xúc tiến thương mại: là đại diện thương mại để tạo ra cầu nối liên kết hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai quốc gia khác nhau.