Ngành Khoa học máy tính
Ngành Khoa học máy tính
Khoa học máy tính là ngành học đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề lý luận cũng như các kỹ thuật nền tảng của CNTT và truyền thông. Ngành học này nghiên cứu những kiến thức cơ bản trong tin học nhằm mục đích áp dụng các thuật toán và toán học vào các bài toán trong thực tế. Cụ thể, những vấn đề được ngành học quan tâm nghiên cứu như: Nguyên lý làm việc của máy tính, biểu diễn cấu trúc của dữ liệu trong máy tính cùng các lý thuyết cơ bản trong lĩnh vực tin học, .v.v. Các vấn đề này là cơ sở cho các ngành công nghệ thông tin – truyền thông khác.
Cử nhân khoa học máy tính là những người có hiểu biết rất cơ bản về các vấn đề nêu ở trên. Với kiến thức nền tảng của ngành học này, họ có đầy đủ tri thức để có thể tham gia nhiều mảng trong lĩnh vực tin học như nghiên cứu chuyên sâu, trở thành những nhà phát triển ứng dụng phần mềm chuyên nghiệp, những nhà phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng như kiến trúc sư trưởng về hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông, .v.v.
Cử nhân khoa học máy tính do vậy là những người có kiến thức chuyên sâu và khả năng phân tích giải quyết vấn đề trong tin học một cách cơ bản. Họ có tư duy sâu sắc về hoạt động của máy tính, bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm, họ có khả năng tạo ra các sản phẩm phần mềm đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách chuyên nghiệp.
Mục tiêu đào tạo
Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ đạt được những yêu cầu sau:
- Nắm vững các nguyên lý và lý luận về tính toán bên trong máy tính; Biểu diễn, quản lý dữ liệu và tri thức trong máy tính; Biết phân tích và thiết kế thuật toán để áp dụng vào các bài toán thực tế; Có hiểu biết sâu sắc về một số lĩnh vực trong tin học để có thể đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất.
- Nắm vững một số ngôn ngữ lập trình phổ biến và hiện đại; Có kỹ năng lập trình vững vàng để giải quyết một vấn đề cụ thể; Có khả năng tư duy tự học các công nghệ mới, các công cụ mới liên quan đến lĩnh vực lập trình.
- Nắm bắt và vận dụng được các công cụ phát triển phần mềm để xây dựng được các sản phẩm phần mềm theo mô hình công nghiệp hiện đại và phù hợp với xu thế.
- Có khả năng tiếp cận các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo theo cả hướng nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng trong cuộc sống.
- Có đầy đủ tri thức để trở thành một kiến trúc sư trưởng về hệ thống thông tin: Tích hợp hệ thống, chuẩn hóa thông tin, xây dựng quy trình tổng thể cho hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức trên nền tảng sử dụng các yếu tố công nghệ thông tin.
- Thiết lập cũng như lập trình các hệ thống liên quan đến mạng máy tính: Giao tiếp từ xa, hội thảo trực tuyến, .v.v
Chương trình đào tạo
Môn cơ sở
- Số và cấu trúc đại số
- Giải tích 1
- Giải tích 2
- Đại số tuyến tính
- Xác suất thống kê và ứng dụng
- Toán rời rạc
- Cấu trúc dữ liệu
- Kỹ thuật số
- Ngôn ngữ lập trình
- Lập trình hướng đối tượng
- Kiến trúc máy tính
- Nguyên lý hệ điều hành
- Cơ sở dữ liệu
- Mạng máy tính
Môn chuyên ngành
- Phân tích và thiết kế thuật toán
- Lý thuyết thông tin và mã hóa
- Học máy
- Nhập môn khoa học dữ liệu
- Hệ thống thông tin
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Phân tích thiết kế hướng đối tượng
- Đồ họa
- Trí tuệ nhân tạo và công nghệ tri thức
- Công nghệ phần mềm
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
- Quản lý dự án phần mềm
- An toàn thông tin
- Thiết kế và quản trị mạng
- An toàn mạng
Môn tự chọn
- Ngôn ngữ hình thức và Ôtômát
- Lập trình Java
- Lập trình .NET
- Hệ điều hành UNIX
- Một số vấn đề hiện đại trong khoa học máy tính
- Cơ sở dữ liệu phân tán
- Khai phá dữ liệu
- Dữ liệu lớn
- Hệ thống thông tin nâng cao
- Lập trình cơ sở dữ liệu
- Giao diện người và máy
Sự nghiệp tương lai
- Nghiên cứu, triển khai, quản lý vận hành hệ thống hạ tầng CNTT (bao gồm cả hệ thống phần mềm, mạng máy tính và hệ thống thông tin)
- Phát triển, xây dựng phần mềm theo nhu cầu của thị trường tuyển dụng.
- Lập trình viên cao cấp.
- Nghiên cứu và phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Học tập, nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ cao hơn trong lĩnh vực tin học (Thạc sỹ, Tiến sỹ)