Nhảy đến nội dung

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ: "GIAO LƯU VĂN HÓA-VĂN HỌC GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG Á THỜI TRUNG - CẬN ĐẠI”

24.07.2023

[ENGLISH BELOW] 

Tổ chức vào ngày 23 tháng 7 năm 2023 tại Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.

Một trong những sự kiện nổi bật trong tháng 7.2023 của Đại học Thăng Long, không thể không nhắc đến Hội thảo khoa học quốc tế về Giao lưu Văn hoá-Văn học giữa Việt Nam và Các Nước Đông Á thời kỳ Trung-Cận Đại. Đây là một sự kiện có ý nghĩa khoa học và ngoại giao đặc biệt, quy tụ những học giả, nhà nghiên cứu và các đại biểu có uy tín trong lĩnh vực văn học và văn hoá của Việt Nam và các nước Đông Á.

Viện Nghiên cứu Nhận thức - Giáo dục Thăng Long trực thuộc Trường Đại học Thăng Long đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế về Giao lưu Văn hóa-Văn học giữa Việt Nam với các nước Đông Á thời Trung-Cận đại vào ngày 23.07.2023, với sự tài trợ một phần của Quỹ NAFOSTED và Quỹ VINIF. Sau hơn 6 tháng chuẩn bị cho Hội thảo, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 112 bài tham luận, trong đó có 90 tham luận của 115 tác giả trong nước đến từ các Viện nghiên cứu và các trường Đại học trải dài từ đất tổ Hùng Vương đến Mũi Cà Mau và 22 tham luận của các tác giả nước ngoài đến từ các trường Đại học của các quốc giả Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Điều đó cho thấy "sức nóng" của một Hội thảo Khoa học Quốc tế được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Hội thảo diễn ra trong không khí chuyên nghiệp và tôn trọng, tập trung vào các vấn đề liên quan đến sự giao lưu văn hóa và văn học giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á thời Trung-Cận Đại. Từ 112 bài toàn văn, Ban tổ chức đã chọn ra được 41 bài (5 bài trình bày tại phiên toàn thể của 5 học giả trong và ngoài nước) cùng với 36 bài ở 6 phiên Tiểu ban. Các bài viết đều thể hiện sự tâm huyết, sự đầu tư công phu nghiên cứu và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu Khoa học Xã hội. Mặc dù các đại biểu trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sưu tầm nguồn tư liệu, khó khăn trong sử dụng ngoại ngữ ... nhưng tất cả đã cho thấy năng lực khảo cứu, phân tích tư liệu... bằng phương pháp tiếp cận liên ngành, nhân văn học, văn hóa học và khu vực học... để có được những bài viết có chất lượng khoa học cao nhất.

Tổng kết lại, hội thảo không những đạt được mục tiêu là tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị, cùng chung sống hòa bình giữa các dân tộc mà còn giúp thúc đẩy tinh thần làm khoa học nghiêm túc, bài bản trong giới nghiên cứu ở phạm vi này.   

Hy vọng trong tương lai, Trường Đại học Thăng Long sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để tổ chức các Hội thảo quốc tế, nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà nghiên cứu ngành Khoa học Xã hội của Việt Nam với học giả quốc tế, góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu Khoa học Xã hội ở Việt Nam đi vào quỹ đạo chung của các nước trong khu vực Đông Á và thế giới.

-----------------------------------------

[English]

INTERNATIONAL CONFERENCE CULTURAL AND LITERARY EXCHANGE BETWEEN VIETNAM AND EAST ASIAN COUNTRIES IN THE MEDIEVAL AND EARLY MODERN PERIODS

July 23rd, 2023, Thang Long University, Hanoi, Vietnam

One of the outstanding events in July 2023 of Thang Long University is the International Conference on Cultural and Literary Exchange between Vietnam and East Asian Countries in the Medieval and Early Modern Periods. This event is of special scientific and diplomatic significance, bringing together prestigious scholars, researchers, and delegates in the literary and cultural studies of Vietnam and East Asian countries.

Thang Long Institute of Cognition and Education Studies (Thang Long University) organized the International Conference on Cultural and Literary Exchange between Vietnam and East Asian Countries in the Medieval and Early Modern Periods on July 23rd 2023, with partial sponsorship from NAFOSTED and VINIF. After more than 6 months of preparation for the Conference, the Conference Organization Committee received 112 reports, including 90 papers by 115 domestic authors from research institutes and universities stretching from King Hung’s ancestral land to Ca Mau Cape and 22 papers by foreign authors from universities of East Asian countries such as Japan, China, Korea, and Taiwan. This indicates that the "heat" of an International Conference is of interest to many researchers.

The Conference took place in a professional and respectful atmosphere, focusing on issues related to cultural and literary exchange among East Asian Countries in the Medieval and Early Modern Periods. From 112 submitted papers, the Organization Committee selected 41 papers (5 papers represented at the plenary session of 5 domestic and foreign scholars) and 36 papers in 6 panels. The reports exemplify enthusiasm and elaborate investment in research, which have contributed greatly to the development in the field of Social Science research. In spite of encountering a myriad of difficulties, regarding collecting materials and using foreign languages, domestic delegates showcased their ability to conduct research and analyze documents by using interdisciplinary approaches, humane, cultural, and regional studies to produce reports of the highest scientific quality. 

In general, the Conference not only achieved the goal of enhancing understanding, friendship, and peaceful coexistence among nations but also helped to promote the spirit of serious and methodical scientific work in this scope.

Hopefully, in the future, Thang Long University will become an ideal venue for organizing international conferences, thereby fostering understanding, exchange, and cooperation in scientific research among Social Science researchers of Vietnam and international scholars, contributing to the promotion of Social Science research in Vietnam into the common orbit of countries in East Asia and the world.